Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Hướng dẫn cài đặt DotNetNuke

Yêu cầu hệ thống: 

- Đã cài đặt IIS và đảm bảo IIS đang hoạt động bình thường.
- Đã cài đặt Visual Studio 2008/2010
- Đã cài đặt MS SQL 2005/2008
- Đã cài đặt .Net Framework 4.0
- Download bộ cài của DotNetNuke và giải nén vào một thư mục bất kỳ ở đây tôi chọn là D:\C#\setup\Dotnetnuke_community_06.02.05_Install




Bước 1: Tạo cơ sở dữ liệu và tài khoản đăng nhập cho hệ thống trong SQL server 2008



Chọn Database ---> New Database. Trong khung "Database name" đặt tên cho cơ sở dữ liệu. Trong ví dụ này tôi đặt tên là ductan_dnn

Sau đó tạo tài khoản đăng nhập cho cơ sở dữ liệu vừa tạo



Trong tab "General":
-Login name: Đặt tên cho tài khoản . Ở đây tôi đặt là ductan_dnnex
-Chọn SQL Server authentication. Nhập password và confirm password cho tài khoản.
-Bỏ lựa chọn "User must change password at next login"
-Default database: chọn CSDL chúng ta vừa tạo là "ductan_dnn"



Chuyển qua tab "User Mapping".
- Trong khung "Users mapped to this login ", check "ductan_dnn"
- Trong khung "Database role membership for ductan_dnn", check "db_owner"



Chọn SQL Server and Windows trong Authentication
- Chọn phải chuột vào computer, chọn properties



- Chọn tab "Security"
- Trong khung Sercurity, chọn "SQL Server and Windows"


Bước 2: Thiết lập quyền hạn

Đối với IIS 7( Win vista hoặc win 7 ) tài khoản này là NT AUTHORITY\ NETWORK SERVICE

Click phải chuột lên thư mục bạn vừa giải nén dotnetnuke
(D:\C#\Setup\DotNetNuke_Community_06.02.05_Install)  chọn properties



Trong tab sercurity-->edit



chọn Add


chọn Advanced


chọn Find now



chọn NETWORK SERVICE rồi OK



Bước 3: Cấu hình IIS

Vào Start Menu gõ IIS-->IIS Manager
Click chuột phải vào Default web chọn add application




- Trong phần Alias đặt tên cho Website của bạn
- Physical path là đường dẫn chỉ đến thư mục dotnetnuke của bạn vừa giải nén.



Bước 4: Cấu hình Web.config cho việc cài đặt. Sửa lại các thông tin cho đúng với CSDL.

Vào thư mục dotnetnuke bạn giải nén . chọn web.config (Mở bằng notepad cho nhanh)



sửa lại Database, uid, pwd như trên rồi save.

Bước 5: Cấu hình Dotnetnuke

Chọn hình thức cài đặt:
-Custom: Cài đặt với các lựa chọn tùy ý
-Typical : Cài đặt với những chức năng cơ bản
-Auto: Tự động cài đặt

Trong ví dụ này chúng ta chọn Custom
Nếu quá trình cài đặt quyền folder chính xác thì sẽ được như hình sau. bạn có thể retest Permissions nếu muốn kiểm tra lại. 

Lựa chọn cơ sở dữ liệu: Chọn SQL Server 2005/2008 Database. Điền đầy đủ thông tin như hình dưới sau đó nhấn next.

Cài đặt và hoàn tất CSDL


Cài đặt tùy chọn Modules sẵn có của Dotnetnuke 

Tùy chọn ngôn ngữ cho DNN
Skin và container


Tùy chọn chứng thực hệ thống

Nhà cung cấp 

Cấu hình tài khoản host : Tài khoản có quyền hạn cao nhất trong hệ thống  . Ở đây bạn thêm Password và Email (Nếu muốn) dùng để đăng nhập vào website. cái này có thể tạo sau khi cài đặt cũng được.
 

Nhấn next và.....
OK.



Chúc các bạn thành công!!!

Hướng dẫn tạo một skin đơn giản trong DNN.

Waiting...........

Các vấn đề trong tùy biến giao diện DNN

KHÁI QUÁT VỀ SKIN TRONG DNN

I, KHÁI QUÁT VỀ TÙY BIẾN GIAO DIỆN TRONG DNN
Các thành phần trong giao diện của một trang DNN
Giao diện của DNN được tùy biến dựa trên các thành phần sau đây : Skin, Skin object và Container :
  • Skin : Là phần quy định khuôn dạng chung của trang. Nó sẽ quy định các vùng , các phần tử cũng như vị trí các vùng và phần tử đó trên trang. (các phần tử đó thường là các skin object).VD :Trong hình dưới, ta thấy phần thân của một trang được skin quy định một số điểm sau : Đặt 1menu chính và chia trang lớn thành một số vùng nhỏ như ContentPane, BottomPane, Footer_LeftPane,  Footer_RightPane, Footer_BottomPane
  • Skin object : Là các phần tử được DNN cung cấp sẵn (có thể phát triển thêm) có các vị trí và  chức năng nhất định trong trang (form login, form language, footer, copyright…)


  • Container : Là phần quy định thành phần bao quanh một module (title, background, border…).


Tạo một skin mới
  • Vào thư mục chứa skin của trang :

~/yoursite/Portals/_default/Skins
  • Tạo một file mới có tên là skin muốn tạo. Tốt nhất, ở đây ta sẽ copy skin có sẵn của DNN và đổi tên thư mục theo ý muốn. (Ở đây ta lấy tên testskin) :


Cách tạo một skin đơn giản riêng, ta sẽ đề cập đến ở các bài sau. 

Gán container cho một skin mới
Trong giao diện của một trang, 3 thành phần skin,skin object,container luôn đi cùng nhau. Một  skinobject có thể được thêm vào trong mọi skin khác nhau. Nhưng mỗi skin chỉ có thể đi cùng một contaiter duy nhất. Bình thường, khi tạo một skin mới, skin này sẽ được gán container mặc định (vẫn chưa tìm ra nó gán kiểu gì). Để gán cho skin mới một container chúng ta làm như sau :
  • Vào thư mục chứa container :

~/yoursite/Portals/_default/Containers
  • Tạo một file có tên trùng với skin mới tạo. Tốt nhất ở bước này, nên copy một container có sẵn của DNN và đổi tên nó đi như ý muốn (Ở đây ta dùng skin testskin nên ta đặt nó là testskin):


Đưa skin lên host:
  • Đăng nhập vào trang với quyền admin : Sau đó trên thanh control panel chọn : Admin -> Skins:
  • Trong trang Skins : Chọn skin cần đưa lên ở mục Skins.Nếu skin đã có container, sau khi chọn skin, container sẽ tự động được chọn (Ở đây ta chưa tạo phần container cho skin này nên phần container ở đây trống – sẽ sử dụng các container mặc định)

  • Chọn Parse Skin Package  để đưa skin lên host.



  • Kết quả khi đưa skin lên host :
    • Khi chưa tạo container :
    • Khi đã tạo container :



II, CHUẨN BỊ CHO VIỆC TÙY CHỈNH GIAO DIỆN

Yêu cầu kiến thức tối thiểu :
  • Kiến thức tổng quát về HTML và CSS. Ta chỉ thực hiện hầu như trên các file *.css.
  • Tính chọc ngoáy


Thiết lập giao diện mặc định
 DNN cung cấp một giao diện mặc định cho các trang được tạo mới. Đôi khi việc này làm mất thời gian khi phải thay đổi lại tất cả giao diện mặc định của các trang được tạo ra thành giao diện mà bạn đã thiết kế. Để khắc phục chuyện này, ta sẽ thiết kế một giao diện chuẩn, và đặt nó làm giao diện mặc định. Thực hiện như sau:
Đăng nhập vào trang với quyền Admin và chọn : Admin -> Site Setting
Trong trang “Site Setting” chọn “Appearance” : Trong đây, ta sẽ có  một số lựa chọn sau :

  • Logo
  • Body Background
  • Icon : Favicon.ico
  • Skin mặc định : Site Skin
  • Container mặc định : Site Container
  • Sau khi chọn thiết lập, chọn “Update” ở phía dưới để hoàn thành. OK 



Khi tạo mới một trang, tạm thời nó sẽ được gán cho giao diện mặc định của DNN. Đối với các giao diện mặc định này, sẽ có một số các thành phần được style riêng trong các file css riêng. Các file *.css này có thể là :
  • ~/yoursite/Portals/_default/default.css



  • ~/yoursite/Portals/0/portal.css

3.TÙY BIẾN GIAO DIỆN CHO SKIN MỚI

Lời khuyên : Để công việc tạo và đưa skin lên host được dễ dàng, tốt nhất, ta nên copy các skin,container sẵn có của DNN và thực hiện chỉnh sửa nó.
  • Tùy biến giao diện chung
    • File tùy biến : ~/yoursite/Portals/_default/Skins/Tên Skin/skin.css
    • Trong đó : Tên Skin là thư mục chứa skin muốn tùy biến. Ở đây ta dùng skin  TestSkin

    • Ngoài ra còn một số file *.css khác, ta sẽ đề cập sau :
  • Tùy biến menu : DNN cung cấp sẵn 2 loại menu :
  • Standard Menu :
    • File tùy biến : ~/yoursite/Portals/_default/Skins/Tên Skin/DNNStandard/StandardMenu.css
    • Hình ảnh Standard menu
  • Mega Menu
    • File tùy biến : ~/yoursite/Portals/_default/Skins/Tên Skin/DNNMega/dnnmega.css
    • Hình ảnh Mega Menu
  • Tùy biến container
    • File tùy biến : ~/yoursite/Portals/_default/Container/Tên Container/container.css

Ở bài đầu, chúng ta đã khía quát những điểm cơ bản nhất cần thiseetscho việc tùy chỉnh giao diện của DNN. Công việc còn lại hoàn toàn phụ thuộc vào kiến thức về HTML, CSS và con mắt thẩm mỹ của mỗi người.
Ở bài sau, ta sẽ đề cập đến vấn đề "Hướng dẫn tạo một skin đơn giản trong DNN". Mời đón đọc =)